Tìm hiểu chi tiết về sơ đồ nguyên lý mạch cửa cuốn

Để có thể hiểu được nguyên lý hoạt động và cách đấu nối các thiết bị cửa cuốn. Ban cần phải biết sơ đồ nguyên lý mạch cửa cuốn, đây là bản vẽ tổng quát biểu thị rõ nhất hoạt động của các thiết bị. Cùng BossDoor Đà Nẵng tìm hiểu chi tiết vềnguyên lý này nhé!

Sơ đồ nguyên lý mạch cửa cuốn là gì?

Sơ đồ nguyên lý mạch cửa cuốn là bản vẽ thể hiện sự liên kết và kết nối với các của các thiết bị điện. Trong đó có các ký hiệu chi tiết để thể hiện nguyên lý vận hành của mạch điện cửa cuốn. Hiểu một cách đơn giản thì sơ đồ sử dụng các ký hiệu điện để biểu thị mối liên hệ với chúng trong kết nối và vận hành của mạch điện.

So-do-nguyen-ly-mach-cua-cuon-la-gi-bossdoordanang

Bạn có thể nhìn vào sơ đồ nguyên lý mạch để hình dung ra cách vận hành của các thiết bị trong thực tế. Qua đó, quan sát để hiểu hơn về nguyên lý vận hành. Thực hiện quá trình sửa chữa hay lắp đặt một cách chuẩn xác và thuận tiện hơn.

Các ký hiệu điện trên sơ đồ nguyên lý mạch cửa cuốn

Sơ đồ mạch điều khiển cửa cuốn được sử dụng phổ biến cho motor xoay chiều AC có xích kéo ngoài. Thông qua sơ đồ có thể thấy các kí hiệu điện cơ bản gồm:

  • Nguồn điện vào 220V, hộp nhận tín hiệu, hộp điều khiển tay, motor cửa cuốn
  • Mạch điều khiển motor cửa cuốn gồm 6 dây: 1 trắng (dây đi xuống), 1 dây vàng (dây đi lên), 2 dây đen (dây nguồn), 1 dây xanh (dây duy trì), 1 dây đỏ (dây lửa).
  • Rơ le điều khiển động cơ xuống và lên là rơ le thường mở. Dây xanh và dây đỏ nối với nhau bằng rơ le thường đóng.

Cac-ky-hieu-dien-tren-so-do-nguyen-ly-mach-cua-cuon-bossdoordanang

Nguyên lý hoạt động của các thiết bị trong sơ đồ mạch cửa cuốn

Theo sơ đồ nguyên lý mạch cửa cuốn bên trên, bạn có thể nhìn thấy có hai cách để ra lệnh cho motor cửa cuốn chuyển động.

  • Sử dụng các nút bấm âm tường
  • Sử dụng điều khiển từ xa phát lệnh tới hộp nhận tín hiệu

Nguyen-ly-hoat-dong-cua-cac-thiet-bi-trong-so-do-mach-cua-cuon-bossdoordanang

Cửa cuốn sử dụng hai phương thức điều khiển có thể sử dụng chúng song song mà không lo ảnh hưởng đến hoạt động của cửa. Bởi nút bấm âm tường hoạt động động lập với hệ thống điều khiển từ xa.

Sử dụng nút bấm âm tường

Nút bấm âm tường có hai vị trí “xuống” và “lên” chính là rơ-le thường mở. Với cách thức hoạt động như:

  • Thực hiện nhấn một trong hai vị trí Rơ-le sẽ đóng
  • Motor chuyển động theo chiều lên hoặc xuống theo nút bấm
  • Rơ-le sẽ giữ chuyển động cho tới khi nhấn nút dừng thì nhả ra, đồng thời chuyển động motor cũng dừng lại

Dây bấm âm tường được lắp đặt nằm bên trong không gian. Nhờ vậy mà gia chủ có thể vận hành cửa khi ở trong nhà mà không cần đến remote điều khiển. Hai thiết bị hoạt động song song với nhau, mang đến sự tiện lợi và hiệu quả sử dụng tốt.

Su-dung-nut-bam-am-tuong-bossdoordanang

Khi sử dụng điều khiển từ xa

Để motor vận hành được cửa thông qua remote thì cần có thêm hộp nhận điều khiển. Bộ phận này được đối nấu với motor nhằm thu và xử lý rồi ra lệnh cho motor hoạt động.

  • Sử dụng remote điều khiển để ra tín hiệu chuyển động lên hoặc xuống cho hộp nhận tín hiệu
  • Hộp nhận tín hiệu nhận sóng và truyền tín hiệu chuyển động tới cho motor
  • Motor chuyển động lên xuống theo lệnh nhận được từ hộp tín hiệu.
  • Khi cửa chuyển động tới vị trí lắp đặt công tắc hành trình sẽ tự động dừng lại

Khi-su-dung-dieu-khien-tu-xa-bossdoordanang

Bài viết vừa rồi chúng tôi đã chia sẻ đến bạn sơ đồ nguyên lý mạch cửa cuốn. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của cửa cuốn. Nếu bạn đang quan tâm về cửa cuốn hay các thiết bị về cửa, có thể liên hệ BossDoor Đà Nẵng để được tư vấn miễn phí nhé!

Xem thêm
Cách lắp đặt cửa cuốn đúng kỹ thuật mà bạn nên biết

5/5 - (2 bình chọn)